Bát Tràng, một làng gốm truyền thống đã có từ lâu đời, trải qua nhiều thế kỷ và cho đến ngày nay, nghề gốm ở đây vẫn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nghề làm gốm sứ cao cấp đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá và nền kinh tế của người dân nơi đây. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 13 km, không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ tinh xảo được chạm trổ tỉ mỉ mà còn nổi tiếng với nghệ thuật làm ấm chén độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa.
Làng gốm Bát Tràng tự hào về những sản phẩm gốm sứ cao cấp, từ đồ trang sức cho đến bát đĩa và ấm chén. Nghệ nhân ở đây có bề dày kinh nghiệm, cùng đôi bàn tay khéo léo để tạo ra những tác phẩm thủ công vô cùng tinh xảo.
Với lịch sử hàng trăm năm, hội tụ tinh hoa của trời đất và nhân tài, nghề gốm truyền thống, Bát Tràng đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật trong đó có ấm chén mang giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ độc đáo.
Trong thế giới nghệ thuật gốm sứ cao cấp, ấm chén Bát Tràng được xem là một biểu tượng cho sự tinh tế, phồn vinh và sang trọng. Chúng không chỉ đơn giản là những dụng cụ dùng để pha trà thông thường, mà còn là tác phẩm nghệ thuật thể hiện tinh hoa văn hóa dân tộc và sự sáng tạo từ trí tưởng tượng không ngừng của người nghệ nhân lành nghề.
Một đặc điểm độc đáo làm nên nét riêng của ấm chén Bát Tràng là sự đa dạng về kiểu dáng và hình thức . Ấm chén Bát Tràng được kết hợp giữa hình thức bắt mắt cùng các hoa văn phức tạp, màu sắc tinh tế để tạo ra những tác phẩm tuyệt mỹ mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Có ấm chén truyền thống mang đậm nét cổ xưa với hình dáng đơn giản, màu sắc trang nhã và thanh lịch, phù hợp cho những bữa tiệc thưởng trà truyền thống hay chỉ đơn giản là dùng để mời khách đến chơi nhà vào những dịp quan trọng. Ngoài ra, còn có ấm chén hiện đại với các hoa văn in trừu tượng, đắp nổi, màu sắc tươi sáng và sáng tạo, phù hợp với những người yêu thích phong cách đương đại. Mỗi chiếc ấm chén Bát Tràng đều là tinh hoa văn hoá nghệ thuật, mang đậm dấu ấn sáng tạo tỉ mỉ của người nghệ nhân tạo ra nó.
Ở bước này khâu chọn đất sét rất quan trọng bởi mỗi loại đất khác nhau lại cho ra thành phẩm khác nhau đồng thời độ bền của sản phầm cũng đi kèm với nó.
Nhào đất sét sao cho sánh mịn, vừa đủ dẻo để có thể tạo thành khuôn. Thông thường để đất sét mịn, dẻo và dễ dàng tạo hình hơn người nghệ nhân sẽ pha thêm một số chất phụ gia khác.
Khi đất sét đã đủ mịn và dẻo, các nghệ nhân khéo léo tiến hành công đoạn tạo hình cho những chiếc ấm.
Có 3 phương pháp tạo hình dáng cho những khối đất sét thô để nó thành một chiếc ấm hoàn chỉnh:
Phương pháp 1: Các bộ phận của ấm được làm rời từng phần nhỏ sau đó lắp ráp lại với nhau bằng các phương pháp truyền thống. Với phương pháp này người nghệ nhân cần có sự chỉn chu và tinh tế, thêm chút kiên nhẫn để thiết kế sao cho các bộ phận hài hoà đẹp mắt. Phù hợp với những nghệ nhân yêu thích sáng chế ra thành phẩm mới, đồng thời phương pháp này khá tốn thời gian vì vậy lượng sản phẩm ra đời sẽ không nhiều.
Phương pháp 2: Ở phương pháp này chúng được làm bán thủ công, các thành phần của ấm trà được đúc sẵn trong khuôn và lắp ghép lại với nhau bằng hình thức thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân.
Phương pháp 3: Sử dụng khuôn đúc 100%, toàn bộ ấm chén được đúc bằng cách đổ khuôn trực tiếp tạo dáng ấm để tạo nên cốt ấm nguyên vẹn.
Sau khi đã tạo hình, các sản phẩm ấm được tiến hành phơi mộc, làm nhẵn sao cho khô mà không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Với cách làm truyền thống người nghệ nhân Bát Tràng thường hong khô sản phẩm trên giá và để nơi thoáng mát cho đến khi sản phẩm đã khô và bay hết hơi nước. Ngày nay phần nhiều các gia đình sản xuất số lượng lớn vì vậy họ chọn sử dụng biện pháp sấy sản phẩm trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần.
Với những sản phầm yêu cầu trang trí hoạ tiết, có thể đắp thêm đất vào từng sản phẩm ấm sau đó cắt tỉa để tạo hình, đắp phù điêu hoặc khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt ấm…
Đây là công đoạn định hình vì thế những phần nhô ra của sản phẩm như quai ấm, vòi ấm được cố định trong giai đoạn này. Công đoạn cố định các phần như tay cầm, vòi ấm hay hoạ tiết trên ấm đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm của người thợ lành nghề.
Sau khi đã được hong khô và định hình, nghệ nhân Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc của ấm các hoa văn hoạ tiết. Nghệ nhân vẽ gốm phải có tay nghề giỏi, hoa văn họa tiết được vẽ phải hài hoà với dáng ấm để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật làm nên tên tuổi của làng nghề truyền thống này. Các công đoạn tỉ mỉ như trang trí, đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu… đã nâng tầm cho nghề gốm lên mức nghệ thuật.
Ấm trà Bát Tràng thường được chia làm hai loại, ấm đất nung và ấm tráng men (ấm sứ hoặc ấm đất tráng men). Sau khi đã được tạo hình, hong khô, ấm đất thông thường sẽ được mang đi nung, còn các loại ấm nghệ thuật tráng men sẽ được bao phủ bởi một lớp men bóng. Lớp men này có thể là men rạn, hay men lam… tùy thuộc vào từng ý tưởng tạo hình mà người nghệ nhân lại sáng tạo ra một hình hài mới cho mỗi chiếc ấm. Điều này làm cho những chiếc ấm đặc biệt hơn bởi mỗi một sản phẩm là một cá thể độc lập, không có sản phẩm nào giống nhau 100%. Sau đó ấm tráng men sẽ được đem đi hong khô rồi mới đem nung thành sản phẩm.
Cốt ấm mộc thô sau quá trình được nghệ nhân gia công hoàn chỉnh sẽ được đem vào lò nung với nhiệt độ là 1300*. Khi hoàn tất quá trình nung, người ta bịt hết các cửa lò và lỗ xem lửa để làm nguội sản phẩm từ từ tránh tình trạng nứt vỡ hay men lên không được như ý. Quá trình làm nguội sản phẩm trong lò kéo dài trong thời gian 2 ngày 2 đêm, sau đó sẽ mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm rồi mới tiến hành đưa sản phẩm ra lò. Như vậy trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ quy trình làm nên một chiếc ấm Bát Tràng tinh xảo đã kết thúc. Lúc này sản phẩm ấm Bát Tràng có thể ngay lập tức vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
Làng nghề thủ công Bát Tràng là một ví dụ nổi tiếng, điển hình cho việc bảo tồn, phát triển văn hoá nghệ thuật lâu đời và thủ công truyền thống. Việc sản xuất và truyền thụ nghề gốm tại làng đã được thực hiện qua nhiều thế hệ. Những nghệ nhân tại Bát Tràng không chỉ đóng góp cho nền kinh tế địa phương mà còn bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa quý báu từ xưa để lại.
Gốm Bát Tràng không những nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu đi các nước trên thế giới, khẳng định được vị thế vững mạnh trên trường quốc tế.
Làng nghề truyền thống này đã truyền từ đời này sang đời khác, qua nhiều thế kỷ và vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, duy trì, phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp, độc đáo của làng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bên cung ứng sản phẩm quà tặng khác nhau, mỗi bên lại có một điểm mạnh riêng biệt, để chọn được một đơn vị cung ứng quà tặng ưng ý bạn cần tìm hiểu trước về Công ty đó. Công ty Quà tặng sáng tạo Inogift chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các mặt hàng quà tặng uy tín, chất lượng nhất đến tay khách hàng:
Trên đây là thông tin về ẤM CHÉN các doanh nghiệp, công ty, tổ chức có thể tham khảo…. mong rằng bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm ưng ý.
Liên hệ Zalo: 0933846268
INOGIFT - Chuyên cung cấp Quà tặng Doanh Nghiệp, Quà tặng Đại Hội, Quà tặng Công Đoàn, Quà tặng Khách Hàng Bỏ qua